Chịu ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp trường gió đông bắc khô thổi từ mặt đất lên cao,ềnBắchanhkhômiềnTrungcuốituầnmưáo bóng chàymiền Bắc những ngày qua quang mây, ban đêm nhiệt độ xuống thấp, vùng núi 10-12 độ, đồng bằng 13-15 độ, ban ngày 25-27 độ C. Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao cùng với độ ẩm không khí dưới 50% khiến trời hanh khô, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo tuần tới miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh tăng cường, thời tiết duy trì kiểu khô hanh, nhiệt độ ban ngày sẽ tăng hơn 2-3 so với tuần qua, dao động 27-29 độ C. Một số nơi núi cao có thể xuất hiện sương muối, băng giá, ảnh hưởng đến cây trồng.
Trang Accuweathercủa Mỹ dự báo Hà Nội tuần tới dao động 17-29 độ C. Điểm cao trên 1.500 m so với mực nước biển như Sa Pa (Lào Cai) hôm nay thấp nhất 7 độ C, tuần tới 9-20 độ C.
Miền Trungtừ hôm nay đến ngày 23/11 phổ biến ít mưa, Bắc Trung Bộ thấp nhất dưới 20 độ C. Từ thứ sáu (24/11) trở đi, do ảnh hưởng của không khí lạnh, sau có thể thêm gió đông hoạt động trở lại, Trung và Nam Trung Bộ sẽ mưa lớn.
Nam Bộvà Tây Nguyên cũng chịu ảnh hưởng của không khí lạnh. Nhiệt độ thấp nhất ở Đông Nam Bộ đã giảm xuống dưới 20 độ như Tài Lài (Đồng Nai) 19 độ C. Dự báo, tuần tới Tây Nguyên ban đêm dưới 20 độ, Nam Bộ 22-24 độ C.
Ngoài ra, chịu ảnh hưởng của không khí lạnh, bắc Biển Đông (gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, sóng biển cao 2-4,5 m. Vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau và vùng biển phía tây của khu vực giữa Biển Đông gió đông bắc mạnh cấp 6, sóng biển cao 2-4 m.
Vùng biển phía tây của khu vực nam Biển Đông (gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) gió đông bắc mạnh cấp 5-6, sóng biển cao 2-3 m.
Trước đó từ ngày 13 đến 16/11, do ảnh hưởng của không khí lạnh và nhiễu động gió đông trên cao, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa mưa phổ biến 200-400 mm; Quảng Trị - Quảng Ngãi 300-600 mm, riêng Thừa Thiên Huế có nơi mưa trên 1.200 mm. Mưa lũ đã làm 7 người chết, 2 người mất tích. Hơn 20.000 ngôi nhà ở Thừa Thiên Huế và Quảng Trị ngập sâu.